21:27:25 09-06-2023
Trang chủ Từ điển chuyên ngành

Chi phí chất lượng

Chi phí chất lượng là khoản chi phí đầu tư chất lượng nhằm làm cho sản phẩm phù hợp với mục đích và yêu cầu của khách hàng trong phạm vi nguồn lực của doanh nghiệp. Chi phí chất lượng giúp nhà quản lý nhận biết các cơ hội cải tiến chất lượng, thực hiện các hoạt động khắc phục, và đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí chất lượng được chia thành bốn nhóm sau:

1. Chi phí hư hỏng bên trong: Đây là các khoản chi phí liên quan đến các khuyết tật của sản phẩm được phát hiện trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Chi phí hư hỏng bên trong bằng 0 nếu mọi sản phẩm không bị khuyết tật nào trước khi giao hàng. Chi phí này bao gồm:

(i) Chi phí về phế phẩm: chi phí lao động, nguyên liệu, và chi phí sản xuất chung đã được cấu thành trong phế phẩm và không có khả năng thu hồi.

(ii) Chi phi về sản phẩm làm lại: chi phí phục hồi các sản phẩm sai hỏng để biến chúng thành chính phẩm.

(iii) Chi phí về phân tích sai hỏng: các chi phí xác định nguyên nhân gây ra phế phẩm...

2. Chi phí hư hỏng bên ngoài: Đây là các chi phí liên quan đến các khuyết tật được phát hiện sau khi sản phẩm được đưa đến tay người sử dụng. Chi phí này bằng 0 nếu không có khuyết tật. Nó bao gồm:

(i) Chi phí bảo hành: các khoản chi phí liên quan đến việc thay thế và sửa chữa các sản phẩm còn trong thời gian bảo hành.

(ii) Các chi phí về giải quyết thắc mắc, khiếu nại: chi phí liên quan đến việc thanh tra, giải quyết các thắc mắc khiếu nại từ phía khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ lắp đặt.

3. Chi phí thẩm định: Đây là các khoản chi phí phát sinh do tiến hành đánh giá mức độ thực hiện theo các yêu cầu về chất lượng. Bao gồm:

(i) Chi phí kiểm tra và thử nghiệm đầu vào: chi phí đánh giá chất lượng sản phẩm mua, chi phí thử nghiệm, xét nghiệm.

(ii) Chi phí kiểm tra và thử nghiệm trong quá trình: chi phí đánh giá mức độ thực hiện theo các yêu cầu về chất lượng trong quá trình sản xuất.    

(iii) Chi phí kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng: chi phí đánh giá chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi giao.

(iv) Chi phí đánh giá chất lượng sản phẩm: chi phí phát sinh do thực hiện đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất hay sản phẩm cuối cùng.

4. Chi phí phòng ngừa: Đây là các chi phí phát sinh do thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí hư hỏng và thẩm định xuống mức thấp nhất. Bao gồm:

(i) Chi phí hoạch định chất lượng: chi phí cho các hoạt động thiết lập một kế hoạch chất lượng tổng thể; thực hiện công tác chuẩn bị các thủ tục cần thiết nhằm phổ biến các kế hoạch này cho các thành viên tham gia.

(ii) Chi phí kiểm soát quá trình: chi phí thực hiện kiểm tra và thử nghiệm trong quá trình sản xuất.

(iii) Đánh giá chất lượng: chi phí đánh giá hoạt động thực hiện kế hoạch chất lượng tổng thể.

(iv) Huấn luyện: chi phí chuẩn bị và tiến hành các chương trình huấn luyện liên quan đến chất lượng.

 

Phổ hàng

Phổ hàng (Product mix) còn được gọi là loại sản phẩm (product assortment), là tập hợp mọi hệ mặt hàng và món hàng của một người bán cống hiến để bán c...

Phạm vi nghiên cứu marketing

Phạm vi nghiên cứu marketing (Scope of Marketing Research) là toàn bộ những vấn đề có liên quan đến sự làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đồng thờ...

Định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm (product positioning) là những nỗ lực của người sản xuất nhằm in sâu vào tiềm thức khách hàng những lợi ích chủ đạo của sản phẩm và s...

Marketing phá cách

Marketing phá cách (lateral marketing). Ngày nay, người làm marketing phải đối mặt với những thách thức vô cùng khó khăn, cạnh tranh khốc liệt giữa cá...

Cải tiến chất lượng

Là hoạt động được thực hiện trong toàn tổ chức nhằm tăng khả năng đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Nhu cầu và mong đợi của khách hàng luôn luôn thay đổ...

Đảm bảo chất lượng

Là mọi bảo đảm sao cho người mua hàng có thể mua một hàng hoá hay dịch vụ với lòng tin và sự thoải mái là có thể sử dụng một thời gian dài. Đảm bảo ch...

Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu (Brand position): Định vị thương hiệu là phần nhận diện thương hiệu (brand identity) và định đề giá trị (value proposition) của tổ...

Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội  (Social insurance) là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của ngườ...
Trang 10 của 69

Tin mới nhất