20:38:32 04-06-2023
Trang chủ Từ điển chuyên ngành B Biểu cước (tàu) container

Biểu cước (tàu) container

Email In PDF.
Biểu cước (tàu) container, Container freight tariff Là bảng giá cước mà hãng tàu container ấn định làm cơ sở để tính và thu tiền cước tùy theo cách chuyên chở: “Từ bãi chứa container đến bãi chứa container” (Container yard to container yard) hoặc “Từ kho người bán đến kho người mua” (Warehouse to warehouse), đối với từng loại mặt hàng. Cũng như mọi giá cước vận tải khác, giá cước container được tính trên cơ sở giá thành vận tải thực tế và phần lãi dự kiến thu vào. Nhưng do đặc điểm của cách gởi hàng, giao nhận, bốc/dỡ và vận chuyển container, nên giá cước container được phân thành 3 loại chính: 1. Cước trọn container cho mỗi mặt hàng riêng biệt (CBR = Commodity box rate): là một loại giá cước bao tính theo từng container cỡ 20’, 30’, 40’ cho một mặt hàng riêng biệt (Bách hóa, hàng khô rời, hàng lỏng, hàng đông lạnh,…) mà không tính theo khối lượng hàng xếp trong container. 2. Cước trọn container cho mọi loại hàng (FAK = Freight of all kinds of goods): mọi loại hàng cùng cự ly vận chuyển, của cùng chuyến đi được tính chung cùng một giá cước/container, bất kể giá trị hàng vận chuyển cao hay thấp. Giá cước FAK được tính dựa trên cơ sở giá thành vận tải cộng với phần lãi dự kiến chia đều cho số lượng container được vận chuyển trong chuyến đi. Cách tính cước FAK có lợi cho chủ hàng có giá trị cao nhưng bất lợi cho chủ hàng có giá trị thấp, nên ít được áp dụng. 3. Cước hàng lẻ (LCL freight rate): khi khối lượng hàng không đủ để giữ trọn container thì hàng được gởi lẻ cho hãng tàu hoặc người gom hàng đứng ra đảm trách việc gom hàng và chuyên chở. Cước hàng lẻ được tính theo đơn vị trọng lượng, thể tích hoặc giá trị hàng cộng thêm phí làm hàng lẻ (Container freight station charges) nên cao hơn giá cước trọn container. Trong chuyên chở trọn container, ngoài cước chính ra, hãng tàu còn ấn định và thu thêm những phụ phí (Surcharges) khi tình hình đột biến làm giá xăng, dầu tăng (BAF = Bunker adjustment factor), tiền cước mất giá (CAF = currency adjustment factor), hoặc phụ phí làm hàng tại khu bốc dỡ container (THC = Terminal handling charges or EHC = Equipment handling charges). Ngoài ra để thu hút khách hàng và tăng cường thực lực cạnh tranh, các hãng tàu container áp dụng chính sách giảm cước đối với khách hàng có khối lượng hàng gởi lớn đã cùng nhau ký kết hợp đồng vận chuyển thời gian/khối lượng (Timevolume contract) hoặc áp dụng chính sách trợ cấp (allowance) cho đại lý chuyên chở hay người giao nhận làm nghiệp vụ tìm hàng cho tàu hoặc thưởng khuyến khích (Incentive) cho người gởi hàng.
 

Tin mới nhất